Kiến trúc Baroque (Ba Rốc) – phong cách thể hiện tính nghệ thuật về tôn giáo của các nghệ nhân. Vậy bạn có biết kiến trúc nghệ thuật Baroque là ? Nguồn gốc xuất phát từ đâu cũng như đặc điểm của phong cách này có gì nổi bật. Hãy cùng SmartDecor tìm hiểu rõ hơn và cũng như có thêm kiến thức cho bản thân mình để lựa chọn và kết hợp hài hoà cùng các phong cách khác nhé.
1. Nguồn gốc và lịch sử hình thành phong cách kiến trúc Baroque
Nguồn gốc phong cách kiến trúc Baroque được hình thành tại Ý vào cuối thế kỷ 16. Vào thời bấy giờ, phong cách kiến trúc này được sử dụng phổ biến để thể hiện sự uy quyền cho nhà thờ công giáo La Mã. Nó được đặc trưng bởi những khám phá mới về hình dáng, ánh sáng và bóng râm, mức độ kịch tính. Trong kỷ nguyên Baroque, kiến trúc trở nên phức tạp và cầu kỳ hơn. Nghệ thuật kiến trúc Baroque đi ngược lại với lối nghệ thuật kiến trúc thời Phục Hưng cứng nhắc vốn thừa hưởng từ Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại.
Kiến trúc Baroque nhấn mạnh vào sự kịch tính và gắn liền với nội dung về tôn giáo
(Nguồn: Sưu tầm)
Từ “Baroque” có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha là “Barroco”, tiếng Tây Ban Nha là “Barrueco” nghĩa là những viên ngọc không có quy luật hay có hình thù kì dị, là “tất cả những gì không tuân theo các chuẩn mực về tỉ lệ, mà chiều theo tính khí bất thường của nghệ sĩ”. Vì thế phong cách Baroque khiến cho người ta khó mà nắm bắt cụ thể những quy luật cũng như hướng phát triển của nó.
2. Đặc điểm của kiến trúc Baroque
Đặc trưng của kiến trúc Baroque là sức mạnh của nhà thờ và chính quyền chuyên chế, gắn liền với cuộc chiến tôn giáo. Trong thời đại của Baroque, kiến trúc trở nên phức tạp và cầu kỳ hơn trong các nhà thờ.
Nếu đặc điểm kiến trúc thời kỳ Phục Hưng khá cứng nhắc vì thừa hưởng từ Hi Lạp và La Mã cổ đại thì với Baroque hoàn toàn ngược lại. Phong cách này đặc trưng bởi các họa tiết trang trí công phu, lộng lẫy, tái hiện khung cảnh thoát tục và gợi cảm hứng về đấng siêu phàm.
Chú trọng đến ánh sáng tạo độ tương phản mạnh mẽ
Thời kỳ Baroque là một trong những thời kỳ đầu tiên các nghệ sĩ chú ý đến ánh sáng. Hoàn thiện được chọn dựa trên cách ánh sáng sẽ phản chiếu. Ngoài ra, họ kết hợp các khu vực ánh sáng mạnh và bóng tối để thể hiện sự tương phản và tạo ra kịch tính. Bạn có thể thấy hiệu ứng này trong các khu vực của tòa nhà được cố ý để tối cũng như trong các bức tranh. Hiệu ứng này được biết đến trong thế giới nghệ thuật với tên gọi Chiaroscuro.
Hình ảnh phía trong một đền thờ được nghệ nhân sử dụng ánh sáng tự nhiên để làm nổi bật chủ thể
(Nguồn: Sưu tầm)
Kiến trúc Baroque tạo ra những không gian phức tạp và những luồng ánh sáng kỳ bí được chiếu khắp nơi mà người ta không thể nào tìm ra được điểm xuất phát của ánh sáng đó
Mái vòm và các hoạ tiết có hình thù hình Ovan đặc trưng
Đặc trưng của loại hình kiến trúc này được nhận biết dễ dàng bởi những hình oval đặc trưng. Chúng xuất hiện tại mọi nơi từ những chi tiết đơn giản đến phức tạp, uốn lượn trong các góc nhỏ khuất trên cao.
Hình ảnh chụp mái vòm của nhà thờ theo phương ngang (Nguồn: Sưu tầm)
Các cửa sổ nhỏ có hình chữ nhật và cửa sổ lớn cũng được thiết kế với những hình oval đặc trưng.
Cột xếp chồng 2 tầng
Một trong những điểm đặc trưng của kiến trúc Baroque là các cột trụ có kích thước to và được xếp chồng lên nhau.
Hình ảnh phía trước của công trình tôn giáo với các cột lớn xếp chồng 2 tầng (Nguồn: Sưu tầm)
Hoạ tiết chạm khắc nổi với các hoa văn vô cùng phong phú
Hoa văn và màu sắc của phong cách Baroque khá phong phú thường được mạ vàng, thạch cao hoặc vữa, đá cẩm thạch giả hoàn thiện hoặc nội thất đắp nổi (khá phổ biến vào cuối giai đoạn này).
Các công trình theo lối kiến trúc Baroque được mạ vàng và chạm khắc nổi
(Nguồn: Sưu tầm)
Tóm lại, kiến trúc Baroque là một trong những phong cách kiến trúc nền tảng của thế kỷ trước, là khởi nguồn cho các phong cách ở thế kỷ sau này, đặc biệt là phong cách tân cổ điển với lối cách điệu và được lượt bỏ sự rườm rà trong lối thiết kế, kiến trúc cổ điển. Để tìm hiểu về các phong cách khác lạ. Bạn có thể ghé thăm trang Blog của SmartDecor hoặc để lại thông tin tại đây. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn có cái nhìn rõ hơn về các phong cách thiết kế nội thất.
Bài viết liên quan
Ghế Sofa: Đặc Điểm, Phân Loại, Ứng Dụng Và Lưu Ý Lựa Chọn
Ghế sofa (ghế sô pha, đi văng hoặc trường kỷ) là món đồ nội thất...
Top 9+ Loại Cửa Sổ Phổ Biến Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay
Cửa sổ là một bộ phận quan trọng trong kiến trúc, có chức năng chính...
Mẹo Cải Tạo Nội Thất Nhà Cũ Đẹp Như Mới
Cải tạo nội thất là quá trình làm mới và thay đổi không gian bên...
Cửa Lá Sách: Đặc Điểm, Phân Loại, Ứng Dụng Và Lưu Ý Lựa Chọn
Cửa lá sách là một loại cửa có thiết kế đặc biệt, gồm nhiều thanh,...
Top 5+ Loại Đá Được Sử Dụng Trong Thiết Kế Nội Thất
Đá là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong thiết...
Khóa Cửa: Phân Loại, Báo Giá & Lưu Ý Lựa Chọn
Khóa cửa là một thiết bị cơ khí hoặc điện tử được sử dụng để...